Cấp chứng chỉ Hành nghề định giá xây dựng theo Nghị định số 100/2018/NĐ-CP và Thông tư số 08/2018/TT-BXD. Các bạn đối chiếu với bản thân nhé.

I. Vấn đề 1: Điều kiện chung

“Điều 45. Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
2. Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

b) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;
c) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
3. Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.”.
=> Nếu ai chưa đủ 04 năm thì sẽ không cấp chứng chỉ hạng 2 được, mà chỉ được cấp hạng 3 nếu đủ 2 năm.

II. Vấn đề 2: Điều kiện cụ thể đối với chứng chỉ hành nghề định giá

2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng:

b) Hạng II: Đã chủ trì thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên.
c) Hạng III: Đã tham gia thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm C hoặc 02 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng trở lên hoặc 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên.

=> Vì yêu cầu là Chủ trì một trong các công việc quản lý chi phí thì trong 1 dự án: Có thể là có người Chủ trì Lập TMĐT, chủ trì Lập dự toán, chủ trì đo bóc khối lượng, chủ trì kiểm soát chi phí, thanh quyết toán… hoặc làm công tác thẩm tra, kiểm tra các việc trên… GXD kể ra các công việc để mọi người biết mà kê khai hồ sơ:

a) Xác định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng; phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án;
b) Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng;
c) Đo bóc khối lượng;
d) Xác định, thẩm tra dự toán xây dựng;
đ) Xác định giá gói thầu, giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
e) Kiểm soát chi phí xây dựng công trình;
g) Lập, thẩm tra hồ sơ thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng, quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng.

III. Vấn đề 3: Xác định chuyên môn phù hợp
Theo Thông tư số 08/2018/TT-BXD
Điều 2. Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
5. Đối với lĩnh vực hành nghề định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kinh tế kỹ thuật hoặc chuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan đến xây dựng công trình.

=>> Như vậy, nhiều đông nghiệp đang làm tại các dự án xây dựng, nhưng có chuyên ngành là Kinh tế, Tài chính theo quy định này sẽ không được cấp chứng chỉ rồi. Theo như trao đổi của Mr Nguyễn Thế Anh, Tổng Thư ký Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam với 1 quan chức của Cục Quản lý hoạt động, Bộ Xây dựng thì có thể vận dụng. Bởi có nhiều người đã làm nghề nhiều năm rồi và đang làm tốt nữa, giờ lại không được cấp chứng chỉ nữa thì cũng thiệt thòi. Tuy nhiên, chúng ta cần phải chờ xem Bộ Xây dựng hoặc Chính phủ có điều chỉnh gì trong thời gian tới không.